Sự khác nhau giữa tên miền và hosting là gì?

January 10, 2020

Để phân biệt sự khác nhau giữa tên miền và hosting là gì, quả thực rất đơn giản. Phân biệt rõ 2 phạm trù này sẽ giúp ích rất nhiều cho các cá nhân, doanh nghiệp đang có nhu cầu thiết kế website cho công ty mình.

Khái niệm tên miền và hosting là gì?

Tên miền và hosting là những cụm từ được rất nhiều người tìm kiếm trên Internet. Vậy để trả lời cho câu hỏi “tên miền và hosting là gì?”, bạn hãy theo dõi nội dung sau nhé! 

Tên miền là gì?

Điều đầu tiên khi bạn nghe tư vấn về thiết kế website cho công ty hoặc doanh nghiệp của mình, đó chính là “tên miền”. Vậy bạn đã thực sự hiểu tên miền mà mình dự định mua có nghĩa là gì chưa? Cùng tìm hiểu nhé!

Khái niệm

Bỏ qua khái niệm rườm rà và phức tạp trên Wikipedia, chúng ta hãy hiểu thật đơn giản như sau:

  • Tên miền (hay còn gọi là domain) là một chuỗi ký tự viết liền không dấu, có cấu trúc là acbxyz.com hoặc acbxyz.vn,.....
  • Mỗi tên miền sẽ tương ứng với một website.
Tên miền của một website
  • Tên miền không phải là URL:

Ví dụ: URL : https://creativevietnam.com.vn/

          Tên miền: creativevietnam.com.vn

Khi bạn muốn truy cập vào bất kỳ một website nào, cần phải có tên miền ( domain ) hay nói đơn giản là địa chỉ website.

Các loại tên miền

Tên miền được phân chia thành nhiều phân cấp: tên miền cấp cao nhất, tên miền cấp hai trở xuống,....Đừng quá quan tâm đến những khái niệm trên. Vì đơn giản bạn chỉ cần tìm hiểu một số tên miền dưới đây thôi, đã đủ để đưa ra lựa chọn cho riêng mình rồi.

Theo Wikipedia, tên miền cấp cao nhất là phần cuối cùng của một tên miền Internet; hay nói cách khác, nó là những chữ đi sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền. Tên miền com vn là loại tên miền được dùng phổ biến nhất hiện nay.

  • Tên miền quốc gia cấp cao nhất: .vn (Ở Việt Nam). Sử dụng cho các website có địa chỉ IP (địa chỉ Internet của 1 thiết bị truy cập mạng) tại Việt Nam.
  • Tên miền cấp cao nhất dùng chung: .com  (Toàn thế giới). Sử dụng cho các website trên toàn thế giới.

Hướng dẫn cách mua tên miền trên Goddady

Khi đã tìm hiểu rõ về tên miền, việc tiếp theo bạn cần tiến hành mua tên miền cho doanh nghiệp của mình. 

  • Đăng ký tài khoản: Đăng ký tài khoản trên Godaddy để hệ thống lưu trữ thông tin của bạn.
  • Kiểm tra tên miền: 

Truy cập vào Godaddy  để kiểm tra chính xác quyền sở hữu của tên miền bạn lựa chọn. Nếu trang web báo tên miền đang có sẵn, có nghĩa là bạn có thể sở hữu tên miền này.

Cách kiểm tra tên miền trên Godaddy
  • Đăng ký mua theo thời hạn: Bạn có thể lựa chọn thời hạn sử dụng tên miền của mình. Thường sẽ chọn 1 năm, sau 1 năm nếu bạn vẫn còn muốn tiếp tục thì có thể gia hạn thêm.


  • Điền thông tin thẻ tín dụng quốc tế: Bạn phải điền thật chính xác các thông tin bao gồm số thẻ, thời gian hết hạn,....
  • Có thể bạn sẽ sử dụng được tên miền của mình chỉ sau vài phút. Nhưng cũng có trường hợp, bạn phải xác minh chứng thực bằng email trước khi sở hữu tên miền đã đăng ký. Chuẩn bị sẵn ảnh chụp chứng minh thư và thẻ tín dụng của bạn nhé!
  • Bạn đã hoàn toàn sở hữu tên miền của riêng mình. Hãy nhớ truy cập vào My account để theo dõi thông tin chi tiết tên miền của mình nhé!

Lưu ý: 

  • Trước khi mua tên miền:
  • Thẻ Visa hoặc Master Card: Bạn cần mở tài khoản thẻ Visa hoặc Master Card trong trường hợp chưa có. Nộp tiền vào tài khoản, thường nếu sử dụng các tên miền .com .org .net .info .biz…
  • Bản Scan chứng minh thư (2 mặt) nét, thẻ Visa. Hoặc cũng có thể chụp ảnh.
  • Trong khi mua tên miền: 
  • Khi khai báo tên, bạn phải khai báo không dấu và theo thứ tự Tên - Họ - Chữ Lót.
  • Địa chỉ khai báo phải trùng khớp với địa chỉ trên chứng minh thư. Viết theo thứ tự bình thường và không dấu.
  • Khai báo số điện thoại phải kèm mã quốc gia + bỏ số “0” đầu tiên.
  • Chắc chắn một điều rằng thẻ tín dụng của bạn hoạt động bình thường và có số dư.
  • Tất cả mọi thứ khi mua tên miền đều là Tiếng Anh.
  • Trường hợp bạn muốn mua tên miền .vn, hãy liên hệ các đơn vị cung cấp tên miền trong nước hoặc đơn vị thiết kế website tặng kèm tên miền miễn phí năm đầu tiên như: Creative Việt Nam , Bigweb,...

Hosting là gì?

Sau khi đã tìm hiểu về tên miền (domain), điều tiếp theo bạn cần quan tâm đó chính là hosting. Hai yếu tố này cần phải kết hợp với nhau sẽ giúp bạn bước đầu tạo dựng một website cho riêng mình.

Khái niệm

Là nơi lưu trữ các dữ liệu được đăng tải và tích hợp trên website của bạn như: hình ảnh, video, bài viết, chatbot,...

Thông số nên tìm hiểu

  • Dung lượng lưu trữ: HDD và SSD. HDD sẽ xử lý chậm hơn SSD và giá thành cũng thấp hơn SSD nhiều.
  • Hệ điều hành: Bạn nên chọn hệ điều hành Linux thay vì hệ điều hành Window nếu bạn sử dụng Wordpress.
  • Ngôn ngữ lập trình: PHP,....
  • Băng thông: Số lượng dữ liệu truyền đi trong vòng một giây.
  • Addon Domain: Lượng addon domain có thể thêm vào hosting.
  • Sub domain: Lượng subdomain mà bạn có thể tạo
  • Tham số bảo mật: mã hoá SSL, addon quét mã độc,..
  • Tính năng sao lưu, phục hồi: Sẽ là chức năng quan trọng khi bạn lỡ tay tắt khi chưa sao lưu hoặc máy tính của bạn đột nhiên hết pin,...

Các loại hosting

Có rất nhiều loại hosting phù hợp với từng mục đích sử dụng của cá nhân, tổ chức. Vậy bạn đã phân biệt được các loại này chưa? Cùng xem nhé!

  • Shared Hosting: Không gian lưu trữ được chia nhiều phần để chứa từng dữ liệu của từng website. Website của bạn sẽ chỉ được sử dụng một phần trong số đó. Nếu không sử dụng hết, rất có thể một website bất kỳ sẽ sử dụng luôn lượng lưu trữ dư thừa mà bạn chưa dùng đến.

Ưu điểm: Giá thành khá rẻ. Phù hợp với các cá nhân, doanh nghiệp có lượng dữ liệu ít.

Nhược điểm: Hiệu suất kém cho bị chia nhỏ không gian lưu trữ. Là loại hosting hoạt động kém nhất.

  • Dedicated Hosting: Website của bạn toàn quyền sử dụng một không gian lưa trữ mà không hề chia nhỏ với bất cứ ai. 

Ưu điểm: Hiệu suất mang lại cực kỳ cao. Tốc độ xử lý nhanh. Tích hợp các tính năng trên website tuỳ ý.

Nhược điểm: Giá thành quá cao nếu bạn không quá chú trọng đến mảng này.

  • VPS Hosting (Virtual Private Server): Là sự kết hợp giữa Shared Hosting và Dedicated Hosting. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng toàn bộ không gian lưu trữ với mức giá thấp. Điều đặc biệt ở đây là mức phí phải trả cho loại hosting này còn thấp hơn loại Dedicated. 
  • Cloud Hosting: Là hệ thống lưu trữ điện toán đám mây, tạo ra không gian lưu trữ của vô số server vật lý. Là hệ thống hosting cao cấp và đa dạng hơn những loại hosting thông thường.
  • Wordpress Hosting: Loại hosting này được tích hợp sẵn công cụ Wordpress. Bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết kế website cho công ty, doanh nghiệp của mình khi đã có sẵn các ứng dụng trong Wordpress. 

Có 2 loại:

  • Managed Wordpress Hosting: Loại hosting này là trợ thủ đắc lực trong việc lưu trữ và xử lý các vấn đề liên quan đến website. 

Ưu điểm: Có thể tối ưu cấu trúc website chuẩn SEO, giảm thiểu các thao tác trong tối ưu website cho bạn.Bạn chỉ cần cung cấp nội dung chất lượng và chuẩn SEO để tối ưu hoá kết quả tìm kiếm.

Nhược điểm: Chi phí cao. 

  • Unmanaged Wordpress Hosting: Chỉ có chức năng lưu trữ và xử lý dữ liệu.

Ưu điểm: Giá thành rẻ. Phù hợp với các cá nhân, công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhược điểm: Không có chức năng tối ưu cấu trúc website như Managed Wordpress Hosting, tự sáng tạo bài viết (content) chất lượng. Bạn phải thật am hiểu về thiết kế website hoặc thuê một đơn vị chuyên thiết kế website chuẩn SEO.

Cách mua hosting tại Stable Host

Cách mua hosting tại Stable Host
  • Chọn “Shared Web Hosting”
  • Nhấn nút “Sign Up Now” - Gói Basic
  • Chọn dòng chữ “I will update my nameservers on an existing domain Or I will register a new domain.” (Vì bạn đã mua tên miền tại đơn vị khác), nhập tên miền cần sử dụng cho gói hosting này.
  • Thời hạn đăng ký hosting và Datacenter: Phần Billing Cycle bạn có thể tuỳ chỉnh theo nhu cầu. Phần Configurable Options, bạn nên chọn “Phoenix, AZ”. Nhấn “Add to Cart”.
  • Nhấn nút Check Out sau khi bảng thống kê giỏ hàng hiện ra.
  • Phần “Your Detail”, bạn điền thông tin cá nhân và thẻ thanh toán quốc tế.
  • Khi mã đơn hàng hiện lên, có nghĩa là bạn đã mua hàng thành công.
  • Truy cập vào “Services / My Services” để kiểm tra hosting của mình đã được kích hoạt hay chưa. Cột “Status” hiện màu xanh, có nghĩa là đã hoạt động.

Lưu ý:

  • Sau khi hoàn tất đăng ký, Stable Host sẽ gửi 3 mail cho bạn. Trong đó có thông báo về thông tin tài khoản đăng nhập, gói hosting mà bạn đã mua kèm theo tên miền sử dụng. Bạn có thể thay đổi mật khẩu truy cập tuỳ thích.
  • Ngoài ra, bạn có thể thuê hosting tại các đơn vị chuyên cung cấp hosting tại Việt Nam nếu cảm thấy thủ tục đăng ký quá phức tạp. Hoặc đơn vị thiết kế website tặng hosting trong năm đầu như Creative Việt Nam (https://creativevietnam.com.vn)

Địa chỉ cung cấp miễn phí tên miền và hosting là gì?

Ngoài những đơn vị cung cấp hosting & domain trả phí, bạn cũng có thể truy cập những địa chỉ website sau để sử dụng miễn phí tên miền và hosting nhé.

Các trang web cung cấp hosting Free

  • AwardSpace.Com:

AwardSpace hoạt động đã được hơn 10 năm, tuy dịch vụ hosting miễn phí tại đây có dung lượng lưu trữ và băng thông ít nhưng được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. 

Sử dụng gói hosting miễn phí tại đây bạn sẽ có 1GB lưu trữ và 5GB băng thông, hỗ trợ người dùng 1 domain. Nếu muốn sử dụng bạn chỉ cần đăng nhập email vào để sử dụng miễn phí web hosting AwardSpace.Com.

  • UltraWebHosting.Com:

UltraWebHosting tồn tại trên thị trường 15 năm, với thời gian như vậy cũng có thể đủ hiểu được sự yêu thích của người dùng dành cho web hosting này. 

Ngoài những gói miễn phí, UltraWebHosting.com cũng bao gồm các gói trả phí. Các gói Hosting mất phí như Shared, WordPress, Reseller, VPS.

  • 000webhost.Com:

000WebHost.com bắt đầu hoạt động từ năm 2007 và hiện đang có hơn 14 triệu người sử dụng, với client có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Đây là một trong những dịch vụ web hosting miễn phí, được đánh giá rất cao, nhất là không chứa những quảng cáo phiền toái.

000WebHost.com cũng cung cấp hosting shared. Nếu trang web của bạn đang phát triển và bạn đang tìm kiếm một gói hosting shared, 000WebHost.com có các gói hosting shared với giá 3.99 USD/tháng/gói và 6.99 USD/tháng/gói.

  • X10Hosting.Com:

x10Hosting.com là web hosting miễn phí được cung cấp bởi SingleHop - một tên tuổi có tiếng trong ngành hosting. Với gói miễn phí, X10Hosting.com có cả ổ cứng SSD và băng thông không giới hạn.

  • Freehostia.Com:

Freehostia.com cung cấp dịch vụ lưu trữ cloud hosting miễn phí. Cloud Hosting nhanh hơn 15 lần so với Shared hosting. Nếu tốc độ là điểm mạnh của Freehostia.com thì dung lượng lại là nhược điểm của web hosting này. Freehostia.com miễn phí nhưng chỉ cung cấp 250MB bộ nhớ, mức dung lượng khá ít ỏi. Ngoài ra, Freehostia.com concung cấp cloud hosting trả phí, VPS, semi-dedicated hosting và dedicated hosting.

  • FreeWebHostingArea.Com:

FreeWebHostingArea mang đến cho người dùng 1500MB dung lượng lưu trữ. Để sử dụng hosting free tại đây bạn chỉ cần đăng nhập mỗi tháng 1 lần là tài khoản của bạn sẽ không bao giờ bị xóa. Dịch vụ web hosting này không giới hạn lưu lượng hàng tháng, nếu trả thêm 1 USD/tháng bạn sẽ không phải nhìn thấy bất kỳ quảng cáo nào từ FreeWebHostingArea.com trên trang web của mình.

  • 5GBFree.Com:

Đúng như tên gọi của nó, 5GBFree.com một hosting free, cung cấp cho người dùng 5GB dung lượng lưu trữ. Ngoài ra 5GBFree.com cũng tích hợp CloudLinux nhằm tối ưu và tăng tốc độ hosting nên đáng kể.

Dù là gói miễn phí nhưng 5GBFree.com khiến người dùng an tâm sử dụng bởi không chứa quảng cáo. Thay đổi này được triển khai vào năm 2014. Cũng như nhiều web hosting khác thì ngoài gói miễn phí, 5GBFree.com cũng cung cấp gói trả phí với mức phí là 2.95 USD/tháng.

  • Bravenet.Com:

Bravenet.com đi vào hoạt động từ năm 1997, có trụ sở chính tại Canada. Bravenet.com cung cấp dịch vụ mailing list miễn phí, bao gồm nhiều mẫu khác nhau, thân thiện với các thiết bị di động, trình email kéo và thả và theo dõi chiến dịch. Điểm mạnh của web hosting này là dung lượng lưu trữ và lưu lượng truy cập hàng tháng không bị giới hạn. 

Dịch vụ cũng hỗ trợ đăng ký tên miền với giá 12,95USD/năm và bao gồm cả gói hosting trả phí với mức phí 8.25USD/tháng.

  • WebFreeHosting.Net:

Nhắc đến WebFreeHosting.net người dùng cũng khá hài lòng với nhà cung cấp hosting này, không chỉ uy tín mà những gói miễn phí của WebFreeHosting có đủ các tính năng của một dịch vụ web hosting chuyên nghiệp. 

Với các gói web hosting miễn phí, người dùng cài đặt WebFreeHosting.Net trên WordPress và Joomla chỉ với 1 cú click chuột. WebFreeHosting.net cũng cung cấp các gói trả phí, với 3 gói Shared và 3 gói VPS.

  • FreeHosting.Com:

FreeHosting.com có ​​một cộng đồng hoạt động khá lớn. Nếu như trước kia họ cung cấp hosting free không giới hạn cho người dùng thì đến nay họ đã rút bớt lại chỉ còn 10 GB. FreeHosting tích cực khuyến khích người dùng chủ động sao lưu website nhằm trách trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Với Host Shared, FreeHosting.com cũng cung cấp 250 MB dung lượng lưu trữ. Ngoài ra FreeHosting.com cũng cung cấp 2 gói trả phí, với gói 5.99 USD/tháng và 14.99 USD/tháng.

  • Byet.Host:

Trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu trang web đang sử dụng host của Byethost. Byet. Host bị giới hạn dung lượng lưu trữ ở mức 1GB và lưu lượng truy cập hàng tháng ở mức 50GB. Nếu bạn chịu bỏ tiền mua thêm các gói trả phí thì sẽ nhận được nhiều ưu ái hơn, đặc biệt là được sử dụng những ổ cứng SSD mới nhất.

  • FreehostingEU.Com:

FreehostingEU.com là kết quả của sự hợp tác giữa FreeDomain.co.nr và AttractSolf GmbH. FreeHostingEU cung cấp web hosting miễn phí tốt nhất, không chứa quảng cáo cho các máy chủ web ở Đức. 

  • FreeHostingNoAds.Net:

FreeHostingNoAds.net là dịch vụ cung cấp ít dung lượng lưu trữ nhất trong 14 top web hosting miễn phí tốt nhất, không chứa quảng cáo mà chúng tôi giới thiệu ở đây. Để sử dụng bạn có thể đăng ký miễn phí trên trang web của họ. FreeHostingNoAds.net bao gồm 1 bảng điều khiển, trình phát triển trang web và script trình cài đặt. 

  • Uhostfull.Com:

Web Hosting này không giới hạn dung lượng, không giới hạn băng thông, dễ dàng kích hoạt, không chứa quảng cáo, server siêu nhanh, hỗ trợ WordPress, Joomla, phpBB, Mambo, osCommerce và Zen Cart, có trình quét virus, bộ lọc spam, thống kê website và rất nhiều tiện ích khác.

Các trang web đăng ký tên miền miễn phí

  • Dot.tk: trang web cho phép đăng ký tên miền miễn phí có giao diện khá đẹp mắt. Sau khi truy cập bạn chỉ cần điền tên domain free muốn đăng ký và nó sẽ hiện những tên miền vẫn còn. Bạn có thể chỉnh sửa Forward domain, sử dụng DNS của chính mình hoặc của Freenoom một cách dễ dàng tại trang quản lý tên miền. Mọi thứ đều rất dễ dàng, đừng bỏ qua nếu bạn đang muốn sở hữu một tên miền free.
  • Co.nr: Một website có giao diện khá đơn giản cho để đăng ký tên miền miễn phí. Với co.nr được miễn phí chuyển hướng URL, hỗ trợ Meta Tag, Favicon, Google Websmaster Tool và đặc biệt là không banner, popup. Rất tuyệt vời phải không. Nhưng bạn được yêu cầu đặt một Link-back vào trang đầu tiên trên site của mình.
  • Freenom: Freenon Là một trong những nhà cung cấp free domain đầu tiên thế giới. Nó còn hỗ trợ đến 17 ngôn ngữ, trong đó có cả Tiếng Việt. Khá tiện cho anh em VN đăng ký. Khá đơn giản bạn chỉ cần điền domain muốn và nó sẽ hiện kết quả tên miền chưa ai đăng ký.
  • Biz.nf: Với Biz.nf bạn có thể tạo tên miền miễn phí đuôi .co.nf kèm theo free hosting với trình quản lý hosting khá chuyên nghiệp, không thua kém gì một hosting mất phí. Giao diện control panel: Bao gồm đầy đủ tính năng như một hosting cao cấp bạn thường thấy.
  • Hostinger: Hostinger cũng là một trong nhà cung cấp khá nhiều dịch vụ như web hosting, cloud hosting, vps hosting và tiền miền giá rẻ gần như FREE ~ 1$.

Các trang web cho phép thiết kế kế website miễn phí 

MIỄN PHÍ TÊN MIỀN - HOSTING
LIÊN HỆ NGAY